Hoàn cảnh sáng tác Áo_lụa_Hà_Đông_(bài_hát)

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác... miễn là khi đi thi phải mặc áo lụa Hà Đông.[cần dẫn nguồn] Cuối cùng, người đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hà. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống và làm nghề hát cho các quán rượu.[cần dẫn nguồn]

Sau khi thay đổi cuộc đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được người đẹp "chân lấm, tay bùn" này và chỉ một thời gian sau Lý Lệ Hà trở thành người tình của quốc vương Bảo Đại.[cần dẫn nguồn]

Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của hoa hậu đầu tiên và buộc ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy. Đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về hoa hậu "thuần nông" phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng "Áo Lụa Hà Đông" khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.[cần dẫn nguồn]

Cũng nhờ bài hát này, rất nhiều người đã biết tới làng lụa Vạn Phúc, nơi xuất phát của lụa Hà Đông nổi tiếng[1].